Khi lượng oxy hòa tan trong ao nuôi thấp, tôm thẻ chân trắng thường ăn ít và tăng trưởng chậm. Đồng thời cũng khiến chất lượng nước giảm và gây ra nhiều bệnh truyền nhiễm trên tôm.
Nếu lượng ôxy hòa tan (Dissolved Oxygen – DO) trong ao nuôi tôm thấp, tốc độ tăng trưởng của tôm chậm và tỷ lệ chuyển đổi thức ăn (FCR) là rất cao. Phải mất nhiều thời gian để hoàn thành một vụ tôm hơn khi oxy hòa tan thấp.
Vì vây, để đảm bảo có đủ lượng oxy hòa tan trong quá trình sinh trưởng của tôm thẻ chân trắng cần áp dụng các biện pháp thích hợp.
Giải pháp đảm bảo lượng oxy hòa tan trong quá trình nuôi tôm thẻ chân trắng
– Bố trí mật độ thả giống thích hợp
Do tính chất của mỗi ao nuôi có lượng oxy hòa tan, độ sâu, nhiệt độ và độ mặn khác nhau. Do đó, nên bố trí sao cho hợp lý mật độ thả giống cho từng ao nuôi tôm.
– Cho ăn hợp lý
Căn cứ vào số lượng thả giống và kích thước con tôm, cùng với các nhân tố tương quan khác đưa ra số lượng thức ăn sao cho hợp lý, phòng tránh việc thức ăn dư thừa quá nhiều làm tăng lượng tiêu hao oxy trong ao nuôi.
– Tăng cường thay nước
Thay nước làm tăng lượng oxy hòa tan trong nước, hàng ngày nên thay nước từ 1/3- 1/2.
– Tránh hiện tượng nước ao phân tầng
Mưa nhiều làm cho nước mưa đọng lại phía trên, thường làm cho nước ao nuôi hình thành hiện tượng phân tầng trên ngọt dưới mặn, tạo ra thiếu oxy tầng đáy nghiêm trọng, dẫn đến tôm chết. Khi phát hiện trong nước có hiện tượng phân tầng có thể sử dụng guồng nước hoặc các dụng cụ khác khuấy nước ao nuôi lên tiến hành loại bỏ hiện tượng này.
– Thiết bị tăng oxy
Nếu oxy hòa tan trong ao nuôi thấp hơn chỉ tiêu cần đáp ứng, nên khởi động máy tăng oxy hoặc sử dụng máy móc phun nước tạo oxy. Nếu như thâm canh mật độ cao thì trong ao nuôi tôm nhất định cần trang bị lắp đặt máy tăng oxy, nguyên tắc thông thường là 1ha đặt 5 chiếc máy tăng oxy 1.1 kW, tốt nhất nên dùng máy tăng oxy dạng guồng nước.
– Sử dụng Chế phẩm sinh học tăng oxy cấp cứu
Khi xuất hiện thiếu oxy làm cho tôm nổi đầu trong ao nuôi, ngoài việc áp dụng các biện pháp như ngừng cho ăn, tăng lượng thay nước, sử dụng thiết bị tăng oxy, còn có thể sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái tăng oxy để cấp cứu.
– Độ mặn
Phạm vi chịu được độ mặn cho tôm chân trắng từ 0-40‰, trong thời kỳ giữa và cuối vụ nuôi, nếu như độ mặn quá cao thì không có lợi cho sự lột vỏ của tôm. Mà độ mặn thấp thì sẽ khiến cho tôm chân trắng không thích ứng được mà chết. Ngoài ra, trong những ngày trời mưa dầm, thường hay sảy da hiện tượng phân tầng. Do đó, trong quá trình nuôi nên tăng cường quan sát, chú ý sự thay đổi độ mặn.
Để nuôi tôm chân trắng có môi trường mặn thích hợp, đầu tiên cần tránh thời kỳ nước ngọt tiến hành thả giống và nuôi. Nếu như sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi tôm trưởng thành và ao nuôi giống có sự khác biệt thì không thể trực tiếp thả tôm giống vào ao nuôi tôm trưởng thành, nên ngọt hóa những con tôm giống ở ao nuôi tôm giống, khiến cho sự chênh lệch độ mặn giữa ao nuôi và ao nuôi tôm giống nhỏ hơn 5%o. Ngoài ra trong quá trình nuôi nên dựa vào tình hình thực tế mà áp dụng các biện pháp thích hợp để điều chỉnh độ mặn.
– Bơm đầy nước ao nuôi trước khi mưa
Phải chú ý theo dõi dự báo thời tiết, làm tốt công tác dự báo thời tiết, trước khi mưa đến, trước tiên nên bơm nước vào ao nuôi đến một độ sâu nhất định, phòng khi mưa xuống, do nước quá nông, phần lớn nước mưa làm loãng nước ao nuôi dẫn đến độ mặn ao nuôi giảm.
– Phát huy tác dụng điều tiết cống cấp thoát nước
Phần lớn nước mưa sẽ khiến cho ao nuôi tôm và kênh dẫn nước, thậm chí là tầng giữa và trên vùng biển trở nên loãng hơn. Khi nước tầng giữa và trên quá loãng, không thỏa mãn nhu cầu sinh trưởng của tôm trong ao nuôi, có thể sử dụng cống dẫn nước chặn nước ngọt tầng giữa và tầng trên lại, không cho nước ngọt chảy vào ao nuôi tôm. Cống thoát nước lại chỉ mở nắp cống bên trên, khiến cho nước ngọt tầng trên chảy ra, mà để cho nắp cống bên dưới ngăn nước có độ mặn cao ở đáy và giữa ao nuôi tôm, không cho nước mặn chảy ra.