Trong bối cảnh như vậy, làm thế nào để thực hiện tốt công tác chuẩn bị trước khi thả giống, tạo môi trường phát triển ổn định và thoải mái cho tôm đã trở nên vô cùng quan trọng.
Kỹ thuật dọn ao nuôi tôm
1.Một số phương pháp dọn ao sai lầm thường gặp
- Sau khi thu hoạch tôm, không dọn bùn đã trực tiếp khử trùng và gây màu;
- Thời gian phơi đáy không đủ;
- Sử dụng quá liều CLO, cho rằng dùng càng nhiều thì hiệu quả sẽ càng rõ rệt, có thể tiêu diệt được tất cả các tác nhân gây bệnh;
- Không nắm được lượng dùng vôi hợp lý, đa số là sử dụng quá liều;
- Sử dụng thuốc trừ sâu kịch độc để tiêu diệt các sinh vật địch hại tồn lại trong ao, ví dụ như dạng Fenvalerate, Ditrex,…
2. Các phương pháp dọn ao khuyến khích hộ nuôi thực hiện
Sau khi thu hoạch tôm, trước tiên cần vét sạch lớp bùn lắng trong ao, xối nước hoặc dùng máy móc hút bùn ra ngoài ao, càng xa ao tôm càng tốt.
Bởi vì ngày thường, có những hộ nuôi vì tiện lợi bớt việc nên chỉ vét bùn lên phía trên nền ao, làm như vậy khi mưa xuống, bùn ngay lập tức chảy lại xuống ao, gây ô nhiễm ao nuôi lần nữa.
Sau khi dọn bùn xong cần tháo hết nước đi, phơi đáy khoảng nửa tháng, tốt nhất nếu như có thể thì cày bùn đáy một lần, như thế sẽ có thể lợi dụng ánh nắng để tiêu diệt bộ phận tác nhân gây bệnh.
Nửa tháng sau, cho nước vào khử trùng, nên sử dụng thuốc khử trùng loại Iodine khi khử trùng
Ví dụ như: Brom (BKA- 300g/1000m3) hoặc Poviodone-iodine, loại bỏ triệt để virus Taura (TSV) và virus đốm trắng (WSSV), các hộ nuôi sau nhiều năm sử dụng đều phản ánh rất tốt.
Trước nay, vôi được quảng đại các hộ nuôi sử dụng để dọn ao. Nhưng, chúng tôi phát hiện ao tôm hiện nay không nên sử dụng vôi để dọn ao
Ví dụ như đất muối kiềm, những ao tôm được tạo thành từ các ao muối sau khi phơi nắng, độ pH cao, sau khi sử dụng vôi để dọn ao thì pH sẽ càng cao (có ao cao đến 9.2-9.5), loại nước như vậy cũng không tốt cho việc nuôi cấy tảo, không thích hợp để thả giống.
Kỹ thuật gây màu nước ao nuôi tôm
Theo như chúng tôi điều tra và phát hiện, cùng với kỹ thuật nuôi tôm không ngừng được nâng cao, đối với kỹ thuật gây màu nước, rất nhiều hộ nuôi đơn thuần sử dụng chất nuôi tảo chuyên dụng trong thủy sản để nuôi nước, và thu được hiệu quả rất rõ rệt;
Nhưng vẫn có bộ phận hộ nuôi sử dụng phân bón hóa học nông nghiệp (ví dụ như phân Ure, Ammonium bicarbonate, Potassium Phosphate Monobasic,…) để gây màu.
Phân bón hóa học không nên sử dụng trong thời gian dài, hộ nuôi nào có kinh nghiệm sẽ phát hiện ra rằng, gây màu bằng phân bón hóa học rất dễ dẫn đến: đáy ao trơ, mọc rêu, khi chết đi tạo thành lớp bùn đen, sinh ra nhiều khí NH3,H2S,…
Trong trường hợp bình thường, có hai vấn đề khó giải quyết khi gây màu:
– Một là không gây được màu nước;
– Hai là gây được màu nước nhưng thời gian duy trì không lâu, nhanh bị trong.
1. Nguyên nhân không gây được màu và giải pháp xử lý
- Không nên sử dụng Clo với liều lượng quá lớn để dọn ao, clo dư đọng dưới đáy ao sẽ dẫn đến các loại tảo trong ao bị tiêu diệt toàn bộ.
- Hàm lượng NH3, NO2 trong ao quá cao, hoặc phối hợp thành phần dinh dưỡng trong môi trường nuôi cấy tảo không hợp lí, dinh dưỡng không cân bằng.
⇒ Giải pháp: sử dụng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu hoặc Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI loại chuyên dùng cho Thủy sản để điều chỉnh nước ao nuôi. - pH trong nước ao, có thể tiến hành thay nước hoặc sử dụng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu để điều tiết chất lượng nước.
- Mọc nhiều rêu xanh trong ao, dinh dưỡng bị rêu “tranh mất”.
⇒ Giải pháp: có thể sử dụng “Qing tai qing” để loại bỏ rêu xanh, sau đó dùng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu hoặc Chế phẩm VƯỜN SINH THÁI để điều tiết gây màu nước ao. - Trong nước có nhiều luân trùng, trùng phát sáng,… tảo bị chúng ăn hết.
⇒ Giải pháp: Có thể sử dụng “Luo he tong” (BTK) để tiêu diệt trùng phát sáng, sau đó dùng Chế phẩm EM, Vi sinh Lasachu để ổn định nước ao nuôi.
Cần định kỳ 7-15 ngày xử lý vi sinh một lần để duy trì màu nước ao nuôi, tránh hiện tượng gây được màu nước rồi lại nhanh chóng mất màu.