Kỹ thuật nuôi Tôm làm giàu từ Chế phẩm sinh học

Việc sử dụng Chế phẩm sinh học vào trong nuôi Tôm sẽ góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích hệ vi sinh vật có lợi phát triển, át chế các vi khuẩn gây bệnh.. tạo sự ổn định và cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi.

Nhận thức được tầm quang trọng khi ứng dụng các Chế phẩm sinh học vào trong nuôi Tôm, rất nhiều mô hình nuôi tôm sinh thái theo hướng hữu cơ, bền vững đã được nhân rộng, cho thu được năng suất và hiệu quả kinh tế cao.

Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái là 1 trong những dòng chế phẩm được sản xuất dựa trên công nghệ Nano tiên tiến kết hợp với công nghệ sinh học hiện đại. Là 1 sản phẩm dùng cho nuôi trồng thủy sản, được rất nhiều hộ nuôi tôm trên cả nước tin dùng trong suốt thời gian qua.

Chế phẩm sinh học này góp phần cải thiện môi trường ao nuôi, kích thích hệ vi sinh vật có ích phát triển, át chế các vi khuẩn gây bệnh, tác dụng phân huỷ các chất hữu cơ, chất thải từ thức ăn thừa, phân tôm, kìm hãm sự phát sinh các khí độc NH3, H2S, tạo sự ổn định và cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi, tăng cường oxy hoà tan, ức chế các chủng vi sinh vật gây hại môi trường ao nuôi, bổ sung nguồn dinh dưỡng cho môi trường ao nuôi..

Kỹ thuật nuôi Tôm ứng dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái

1. Quản lý môi trường nuôi (ao, hồ…)

a) Xử lý và lấy nước

Đối với các ao chuẩn bị lấy nước, đã qua xử lý đáy ao, hồ theo cách thông thường. Sau đó cách 2 – 3 ngày sử dụng chế phẩm Vườn Sinh Thái để xử lý đáy ao với quy trình như sau:

– Dùng 100ml chế phẩm Vườn Sinh Thái (dòng chuyên dùng cho thủy sản hoặc đa chức năng) pha với 30 – 40 lít nước phun đều xuống đáy ao với DT: 500m2, sau đó cho nước vào.(thả tôm giống sau khi gây màu nước được 7 – 10 ngày),

Khi lấy nước nuôi phải qua hệ thống túi lọc, lấy vào các ngày triều cường lớn nhất trong tháng. Nước trong ao trước khi thả giống phải được xử lý triệt để bằng Chlorin hàm lượng >70% với liều lượng 35kg/1.000m3 nước, thời điểm xử lý nước trong ao tốt nhất là lúc chiều tối. Ngoài ra, còn có thể dùng Jomaline để diệt nhóm Protozoa trong nước và đáy ao.

Đối với các ao nuôi chuẩn bị thả giống, cần thường xuyên theo dõi tình hình dịch bệnh, diễn biến môi trường ngoài tự nhiên. Khi dịch bệnh và môi trường bên ngoài ổn định mới tiến hành thả giống. Do thời gian mùa vụ dài hay ngắn mà lựa chọn giống tôm thả cho kịp thời vụ.

Chú ý: Khi thả tôm giống đối với tôm chân trắng nên chọn tôm giống có nguồn gốc rõ ràng, tôm bố mẹ từ Hawaii, ở những trại sản xuất có uy tín và được kiểm dịch. Mật độ thả giống phù hợp nhất từ 80-100 con/m2 tùy theo điều kiện đầu tư và kinh nghiệm của người nuôi. Riêng với tôm sú, chọn giống tại những trại thật sự tin tưởng, được kiểm dịch, giống có nguồn gốc rõ ràng, mật độ thả từ 20-25 con/m2.

Sau khi chọn tôm giống bằng phương pháp cảm quan để xác định tôm giống khỏe mạnh, người nuôi nên đem tôm đi kiểm tra bằng phương pháp PCR để xác định tôm giống không nhiễm mầm bệnh. Trước khi thả giống vào ao cần điều chỉnh các yếu tố môi trường nước trong ao cho thích hợp thì mới tiến hành thả giống, thời gian thả thích hợp lúc sáng sớm hoặc chiều tối để tránh gây sốc cho tôm.

Đối với các ao tôm đang nuôi, thường xuyên theo dõi diễn biến thời tiết, môi trường, dịch bệnh để có biện pháp xử lý ao phù hợp, bổ sung một số khoáng chất cần thiết nhằm tăng cường sức đề kháng cho tôm.

Sử dụng chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái thường xuyên trong suốt vụ nuôi có tác dụng phân huỷ các chất hữu cơ, chất thải từ thức ăn thừa, phân tôm, kìm hãm sự phát sinh các khí độc NH3, H2S, tạo sự ổn định và cân bằng sinh thái môi trường ao nuôi. Chế phẩm sinh học còn có tác dụng át chế các vi khuẩn gây bệnh, tăng cường oxy hoà tan.

Tăng cường sử dụng hệ thống quạt nước, sục khí là biện pháp không thể thiếu trong quá trình nuôi: máy quạt nước được bố trí và vận hành sao cho đạt hiệu quả cao nhất, vừa cung cấp đầy đủ oxy vừa làm sạch đáy, gom các chất thải vào giữa ao,taọ độ thông thoáng đều trong ao, máy sục khí cung cấp oxy hòa tan đầy đủ cho các tầng nước trong ao.

b) Gây màu nước

Để tạo thức ăn tự nhiên ưa thích cho tôm chủ yếu là các động vật phù du và động vật đáy, cần tạo màu nước cho ao nuôi tôm theo các bước sau:

– Lấy nước và ao nuôi đạt 60 – 70cm (dễ gây màu) hay 1,0 -1,2m.
– Gây màu nước bằng phương pháp vô cơ: Phân vô cơ (Ure: 15 – 20 kg/ha, NPK 20 – 30 kg hòa tan trong nước tạt đều khắp ao, bón vào lúc trời nắng 8 – 10h sáng.
– Gây màu bằng phương pháp hữu cơ: áp dụng cho vùng đáy cát khó gây màu hay khi gây màu không nên. Các thành phần dùng cho 01ha ao nuôi gồm:

  • 3 – 5l nước mắm
  • 8 – 12 kg bột cám
  • 8 – 10kg bột cá.

Cám và bột cá cần nấu chín. Các thành phần trên hòa chung vào nhau, ủ trong 24h và tạt đều xuống ao. Thời gian bón vào buổi sáng 8 – 10h những ngày nắng.

Dùng 2.000ml chế phẩm Vườn Sinh Thái hòa với 60.000 – 80.000 lít nước và 20 kg đường sau đó để 40 – 50 phút rồi tạt đều xuống 1 ha ao nuôi để cung cấp dinh dưỡng, cung cấp chủng vi sinh vật hữu ích

 

Mô hình nuôi Tôm bằng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái nhà ông Vũ Đình Lực tại Quảng Yên -Quảng Ninh

2. Cách pha trộn thức ăn để nuôi Tôm

> Tôm từ 1-30 ngày tuổi: Dùng 100ml Chế phẩm Vườn Sinh Thái hòa với một ít nước trộn đều với 200kg thức ăn tinh, cho ăn 2 ngày 1 lần.
> Tôm từ 31-60 ngày tuổi: Dùng 100ml Chế phẩm Vườn Sinh Thái hòa với một ít nước trộn đều với 150kg thức ăn tinh
> Tôm từ 61-90 ngày tuổi: Dùng 100ml Chế phẩm Vườn Sinh Thái hòa với một ít nước trộn đều với 100kg thức ăn tinh

*Chú ý:
– Chế phẩm sau khi pha trộn với thức ăn để 20-30 phút mới cho ăn
– Tùy vào điều kiện dinh dưỡng của Tôm, có thể cho Tôm ăn cách nhật, 2 ngày cho ăn 1 lần (nên cho tôm ăn vào khung làm sẵn để tạo thói quen, cho ăn vào bữa chiều mát là tốt nhất)

Chú ý trước khi sử dụng Chế phẩm:

– Bảo quản chế phẩm nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp.
– Dung dịch đã pha trộn không để quá 6-8h.
– Trước khi sử dụng cần lắc đều chai chế phẩm.
– Để sử dụng chế phẩm đạt hiệu quả cao cần có các biện pháp quản lý môi trường nuôi, tránh ô nhiễm cục bộ, pH môi trường nuôi phải ổn định (pH = 5,5 – 7,5 là tốt nhất).
– Dùng các dụng sạch, dụng cụ chuyên dùng để pha chế chế phẩm.
– Sử dụng chế phẩm độc lập, không nên dùng chung với các chế phẩm nào khác.
– Khi cá mắc bệnh cần sử dụng các loại thuốc đặc trị sau khi khỏi bệnh từ 3 – 5 ngày mới được sử dụng chế phẩm.
– Cần tuân thủ đúng hướng dẫn sử dụng đồng thời kết hợp với quy trình bón phân hợp lý
– Khi sử dụng đúng quy trình từ giai đoạn đầu và cuối, kết hợp cho ăn và xử lý môi trường sẽ hạn chế tối đa các loại dịch bệnh trên thủy hải sản, cung cấp din dưỡng, dưỡng khí tạo thuận lợi cho hệ vi sinh vật hữu ích cũng như thủy hải sản phát triển tốt.

0969.61.76.79
icons8-exercise-96 chat-active-icon
chat-active-icon