Chăn nuôi gà theo hướng an toàn sinh học là hướng đi mới đảm bảo an toàn dịch bệnh và đảm bảo vệ sinh môi trường, đồng thời đem lại hiệu quả kinh tế cao cho người chăn nuôi.
Trước khi nuôi phải xông xịt sát trùng chuồng trại theo quy định. Trong suốt quá trình nuôi mỗi tuần xịt toàn bộ chuồng trại và khu vực xung quanh (trừ máng ăn, máng uống) 1 lần. Xịt từ tuần thứ 1 đến tuần thứ 10 bằng dung dịch Biocide 2% với 0,5 lít/m2 chuồng trại lúc trời nắng.
1. Chuẩn bị điều kiện nuôi
– Chuồng nuôi, rèm che, cót quây, chụp sưởi ấm, máng ăn, máng uống. Tất cả phải được khử trùng trước khi sử dụng từ 5-7 ngày.
– Chuồng nuôi phải đảm bảo thoáng mát mùa hè, kín ấm vào mùa đông.
– Chất độn chuồng: Trấu, dăm bào sạch, dày 5cm -10cm được phun sát trùng trước khi sử dụng.
a. Chuồng trại
– Nếu nuôi nhốt hoàn toàn, chú ý mật độ nuôi thích hợp (8 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên sàn; 10 con/m2 nếu nuôi gà thịt trên nền).
– Mặt trước cửa chuồng hướng về phía Đông Nam. Sàn chuồng làm bằng lưới hoặc tre thưa cách mặt đất 0,5m để tạo độ thông thoáng, khô ráo, dễ dọn vệ sinh.
b. Lồng úm gà con
– Sưởi ấm cho gà bằng đèn (hai bóng 75W dùng cho 100 con gà).
– Khi gà còn nhỏ (1-3 ngày tuổi) rải thức ăn trên giấy lót trong lồng úm cho gà ăn.
– Trên 15 ngày cho gà ăn máng treo.
Đặt hoặc treo xen kẽ các máng uống với máng ăn trong chuồng hoặc vườn. Thay nước sạch cho gà 2-3 lần/ngày.
– Gà rất thích tắm cát.
– Đặt một số máng cát, sỏi hoặc đá nhỏ xung quanh nơi chăn thả để gà ăn, giúp gà tiêu hóa thức ăn tốt hơn.
– Gà có tập tính thích ngủ trên cao vào ban đêm để tránh kẻ thù và giữ ẩm cho đôi chân, tránh nhiễm bệnh. Do đó nên tạo một số dàn đậu cho gà ngủ trong chuồng.
Làm ổ đẻ cho gà để nơi tối. Một ổ đẻ cho 5-10 con gà mái.
2. Chọn giống
– Nuôi gà lấy trứng thương phẩm: Chọn những giống gà đẻ nhiều như gà Tàu Vàng, gà Tam Hoàng, gà BT1, gà Ri….
– Chọn gà con càng đồng đều về trọng lượng càng tốt.
– Tránh chọn những con gà khô chân, vẹo mỏ, khoèo chân, hở rốn, xệ bụng, lỗ huyệt bết lông, cánh xệ, có vòng thâm đen quanh rốn.
– Chọn con có trọng lượng không quá thấp, không quá mập, lúc 20 tuần tuổi đạt 1,6-1,7 kg thì rất tốt.
– Mắt sáng, lông mượt xếp sát vào thân, bụng phát triển mềm mại.
– Khoảng cách giữa xương chậu và xương ức rộng độ 3-4 ngón tay, giữa hai xương chậu rộng gần 2-3 ngón tay xếp lại.
– Nên vận chuyển gà con vào lúc sáng sớm hoặc chiều mát, tránh những ngày mưa bão hay áp thấp nhiệt đới. Đưa gà vào chuồng úm, cho gà uống nước pha Electrotyle hoặc VitamineC, chỉ cho gà ăn tấm nấu hoặc tấm, bắp nhuyễn ngâm sau khi gà nở ít nhất là 12 giờ, tiếp tục cho ăn uống như thế đến 2 ngày. Sang ngày thứ 3 thì pha với lượng tăng dần thức ăn công nghiệp hoặc tự trộn phụ phế phẩm.
– Rửa máng ăn, máng uống sạch sẽ, quan sát tình trạng ăn uống đi đứng của gà, nếu thấy con nào buồn bã, ủ rũ cần cách ly ngay để theo dõi.
– Quan sát thấy nếu gà nằm tụ quanh bóng đèn là gà bị lạnh, tản xa bóng đèn là nóng, nằm tụ ở góc chuồng là bị gió lùa và gà đi lại ăn uống tự do là nhiệt độ thích hợp.Thắp sáng suốt đêm cho gà trong giai đoạn úm để phòng chuột, mèo và để gà ăn nhiều thức ăn hơn.
– Do tập tính của gà thường uống nước cùng lúc với ăn, nên đặt máng ăn và máng uống cạnh nhau để gà được uống nước đầy đủ mà không uống nước dơ bẩn trong vườn.
– Ánh sáng: Dùng ánh sáng tự nhiên ban ngày, ban đêm thắp đèn cho gà ăn tự do, dùng máng ăn tự động hình trụ 50 con/máng đổ đầy thức ăn cho 1 ngày đêm, sáng sớm trước khi cho ăn nên kiểm tra và loại bỏ thức ăn thừa hoặc phân trấu dính vào máng ăn. Không thả rèm (chỉ thả khi trời mưa bão lạnh). Cứ 2 tuần 1 lần cân 10% tổng số gà để tính trọng lượng bình quân.
– Phân gà được hốt dọn thường xuyên (nếu nuôi lồng) hoặc cuối đợt (nếu nuôi trên nền trấu) và phải được đem ủ kỹ với vôi bột 3 tháng sau mới đem dùng.
– Phải đưa gà đến các cơ sở giết mổ tập trung và phải có dấu của thú y mới được bán.
3. Thức ăn cho gà
– Có thể sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc tận dụng các phụ phế phẩm công nông nghiệp, sao cho đảm bảo các thành phần: Năng lượng, đạm, khoáng và Vitamine. Khống chế lượng thức ăn và đảm bảo chất lượng thức ăn đối với gà hậu bị để gà không bị mập mỡ làm giảm sản lượng trứng.
Sau giai đoạn úm có thể cho gà ăn thêm rau xanh. Nên nuôi thêm trùn đất và giòi là nguồn cung cấp đạm dồi dào cho gà.
– Những ngày kế tiếp tập dần cho gà ăn sang thức ăn công nghiệp. Cho gà ăn nhiều bữa trong ngày, ăn tự do.
– Nước uống phải sạch và đầy đủ cho gà uống, gà sống lâu hơn nếu thiếu thức ăn hơn thiếu nước.
– Vệ sinh phòng bệnh là công tác chủ yếu, đảm bảo “Ăn sạch, ở sạch, uống sạch”. Nền chuồng và vườn thả phải luôn khô ráo, sạch sẽ, không để ao tù nước đọng trong khu vườn thả.
a. Những nguyên nhân gây bệnh
– Môi trường sống:
+ Nước uống phải sạch.
b. Sức đề kháng của cơ thể gia cầm
– Sức đề kháng do con người tạo bằng cách tiêm các loại vaccin phòng bệnh (sức đề kháng chủ động).
+ Vệ sinh phòng bệnh
– Nước sạch.
– Chuồng nuôi sạch.
– Thực hiện tốt qui trình thú y về vệ sinh phòng bệnh.
+ Lưu ý khi dùng vaccine phòng bệnh
– Lắc kỹ vaccine trước và trong khi dùng.
Dùng vitamin để tăng bồi dưỡng cho gia cầm.
– Bệnh ở đường tiêu hóa: Oxyteracilin, chloramphenicol…
Không dùng một loại kháng sinh liên tiếp trong các liệu trình. Mỗi liệu trình phòng bệnh khoảng 3-4 ngày là đủ
4. Chăn nuôi gà hiệu quả cao bằng Chế phẩm sinh học
Hiện nay nhiều bà con nông dân trên cả nước, đang chăn nuôi gà bằng việc sử dụng các chế phẩm sinh học và thu được hiệu quả kinh tế cao. Một trong những Chế phẩm sinh học mà bà con thường xuyên sử dụng trong chăn nuôi gà đó là Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái. Giúp bà con tiết kiệm được 7-12% chi phí thức ăn, gà ít bệnh tật, lớn nhanh, xuất chuồng sớm và đặc biệt mùi hôi phân chuồng giảm tới 80-90% sau khi sử dụng Chế phẩm này.
Quy trình sử dụng Chế phẩm sinh học Vườn Sinh Thái cho chăn nuôi gà:
Việc sử dụng Chế phẩm cũng rất đơn giản và thuận tiện, bà con có thể cho gà uống hoặc ăn
– Cho gà uống:
+Thời kỳ úm: Dùng 5ml SP pha với 15-20 lít nước cho uống
+Thời kỳ hậu bị đến trưởng thành: Dùng 5ml SP pha với 10-15 lít nước cho uống.
– Cho gà ăn:
Dùng 5ml SP pha lượng nước vừa đủ rồi trộn đều với 10-12kg cám công nghiệp.
* Chú ý:
Không pha thức ăn khi còn nóng, pha xong để 15 phút tạo men rồi mới cho ăn. Cho ăn (hoặc uống) cách nhật vào buổi chiều tối đối với vật nuôi lấy thịt. Với gia cầm, thủy cầm lấy trứng cho ăn vào buổi sáng. Lượng thức ăn (hoặc lượng nước uống) sử dụng để hòa trộn với sản phẩm phải bằng 30-50% tổng khẩu phần/ngày. Cho ăn thì thôi cho uống và ngược lại. Không sử dụng chung SP với thuốc kháng sinh. Cách ly thuốc kháng sinh phòng bệnh với SP từ 8h-16h.
5. Một số bệnh thường gặp ở chăn nuôi gà
5.1 Bệnh cầu trùng
– Bệnh cầu trùng thường làm tăng tỷ lệ tử vong cho gà nhỏ, gà phát triển chậm, yếu, dễ bị bội nhiễm các bệnh khác.
– Triệu chứng: Gà ủ rũ, xù lông, chậm chạp, phân đỏ hoặc sáp nhiều khi có máu tươi. Gà đẻ vỏ trứng mỏng, tỷ lệ đẻ giảm.
– Phòng bệnh: Vệ sinh phòng bệnh chặt chẽ, đặc biệt không để nền chuồng, chất đọng làm chuồng ẩm ướt.
Sử dụng một trong các loại thuốc sau (dùng trong 3 ngày): Anticoc 1gr/1 lít nước; Baycoc 1ml/ 1 lít nước.
5.2 Bệnh thương hàn (Salmonellosis)
– Triệu chứng:
+ Gà ủ rũ, phân trắng loãng, hôi thối. Gà đẻ trứng giảm, trứng méo mó, mào tái nhợt nhạt hoặc teo.
+ Gà con: Gan sưng, có điểm hoại tử trắng, niêm mạc ruột viêm loét lan tràn.
– Phòng bệnh: Bằng các biện pháp vệ sinh tổng hợp. Có thể dùng kháng sinh để phòng bệnh: Oxytetracyclin: 50-80mg/gà/ngày, dùng trong 5 ngày. Chloramphenical: 1gr/5-10 lít nước, dùng trong 2-3 ngày.
5.3 Bệnh dịch tả (Newcastle disease)
– Triệu chứng: Thường biểu hiện ở 2 thể: Cấp tính và mãn tính.
+ Khó thở, nhịp thở tăng, hắt hơi (con vật há mồm, vươn cổ thở).
+ Một số con chảy dịch nhờn ở mắt, mũi. Tích, mào tím xanh.
– Thể mãn tính: Những gà bị bệnh kéo dài sẽ chuyển sang thể mãn tính. Triệu chứng chủ yếu ở đường hô hấp, thở khò khè, kém ăn, giảm đẻ…. Gà trở thành vật mang trùng. Tỷ lệ chết 10%.
– Phòng bệnh: Chủ yếu là bằng vaccine.
5.4 Bệnh Gumboro
– Triệu chứng:
+ Phân lúc đầu loãng, trắng, nhớt nhầy, sau loãng nâu.
+ Gà thịt thường phát bệnh sớm hơn (ở giai đoạn 20-40 ngày).
+ Ngày thứ 2: Thận sưng nhạt màu, ruột sưng có nhiều dịch nhầy.
+ Ngày thứ 5,6,7 túi Fabricius teo nhỏ, cơ đùi, cơ ngực tím bầm.
– Phòng bệnh bằng vệ sinh: Định kỳ tiêu độc sát trùng chuồng trại thường xuyên mỗi tháng và sau mỗi đợt nuôi.